Omega Centauri
Omega Centauri

Omega Centauri

Tọa độ: 13h 26m 45.89s, −47° 28′ 36.7″Omega Centauri hay NGC 5139 là một cụm sao cầu[7] trong chòm sao Bán Nhân Mã, do Edmond Halley khám phá vào năm 1677 và ông gọi nó là một tinh vân. Omega Centauri có trong danh lục của Ptolemy 2000 năm trước với tên gọi là một ngôi sao. Lacaille đưa nó vào danh lục của ông với số hiệu I.5. Nhà thiên văn người Anh John Herschel là người đầu tiên nhận ra nó là một cụm sao cầu vào thập niên 1830.[8] Omega Centauri quay quanh Ngân Hà, và là cụm sao cầu sáng nhất và lớn nhất từng được biết đến trong dải thiên hà của chúng ta. Hầu hết các cụm sao cầu đều nằm trong nhóm thiên hà Địa Phương, chỉ có Mayall II là nằm trong thiên hà Andromeda là sáng hơn và lớn hơn.[9] Nó cũng khác do là cụm sao cầu thuộc một thiên hà khác, và do vậy nó có thể có nguồn gốc khác.[10] Omega Centauri nằm cách Trái Đất khoảng 15800 năm ánh sáng (hay 4850 parsec), nó chứa khoảng vài triệu ngôi sao loại II. Các ngôi sao ở trung tâm của nó tập trung rất lớn với ước lượng chúng cách nhau trung bình khoảng 0,1 năm ánh sáng. Tuổi của Omega Centauri là khoảng 12 tỷ năm.Omega Centauri là một trong số ít các cụm sao cầu có thể nhìn được bằng mắt thường và xuất hiện bằng độ lớn của Trăng tròn.[11] Mặc dù nó không phải là một ngôi sao, Omega Centauri được đặt một tên gọi trong danh sách Bayer. Sao Kapteyn cách Trái Đất khoảng 13 năm ánh sáng được nghĩ có nguồn gốc từ Omega Centauri.[12]

Omega Centauri

Tuổi ước tính ~12 Gyr[6]
Lớp Cụm sao cầu
Xích vĩ −47° 28′ 36.7″[1]
Xích kinh 13h 26m 45.89s[1]
Kích thước biểu kiến (V) 36.3
Cấp sao biểu kiến (V) 3.7[3]
Khoảng cách 15.8 ± 1.1 kly[2] (4.85 ± 0.35 kpc)
Khối lượng ~5 000 000[4] M☉ (~1•1037 kg)
Tên gọi khác NGC 5139,[1] GCl 24,[1] ω Centauri[2]
Chòm sao Centaurus
Bán kính 86 ± 6 ly[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Omega Centauri http://www.control.com.au/bi2003/bi2410.shtml http://msowww.anu.edu.au/news/media_releases/media... http://www.britannica.com/eb/article-9057086/Omega... http://www.france-info.com/spip.php?article124990&... http://www.newscientist.com/article/mg20427334.100... http://www.maa.clell.de/Messier/E/Xtra/NGC/n5139.h... http://adsabs.harvard.edu/abs/2008ApJ...676.1008N http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://simbad.u-strasbg.fr/Simbad http://www.esa.int/esaSC/SEMPGM5QGEF_index_0.html